Bình khí hiệu chuẩn – Tầm quan trọng trong hiệu quả và an toàn

Bình khí chuẩn hay khí hỗn hợp dùng để hiệu chuẩn là 1 nhóm các khí đơn hay khí hỗn hợp đáp ứng những yêu cầu đặc biệt. Về các yếu tố dung sai trộn, độ ổn định trong đo lường và độ tinh khiết của sản phẩm khí nguồn cấp.
Loại khí hỗn hợp hiệu chuẩn này có độ chính xác cao được ứng dụng để hiệu chỉnh những thiết bị đo, đặc biệt trong lĩnh vực Quan trắc tự động.

Các yêu cầu đối với Khí hiệu chuẩn:

  • Đảm bảo chất lượng: Đảm bảo các phép đo khí chính xác, phục vụ cho các quy trình sản xuất, kiểm soát chất lượng
  • Tuân thủ quy định: Đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn và quy định của cơ quan quản lý
  • Xác định chính xác: Thành phần và nồng độ các chất khí trong hỗn hợp phải được xác định theo một cách chính xác và có độ tin cậy cao. Quá trình sản xuất khí hiệu chuẩn phải tuân thủ theo quy định của ISO 17025, ISO 17034, ISO 9001.
  • Ổn định: Thành phần và nồng độ phải ổn định trong suốt quá trình sử dụng. Độ tinh khiết của khí hiệu chuẩn càng cao thì kết quả đo càng chính xác.
  • Bao bì nhãn mác của khí hiệu chuẩn: Bao bì phải chắc chắn, nhãn mác phải ghi rõ ràng các thông tin tên khí, nồng độ, ngày sản xuất, hạn sử dụng, nhà sản xuất, các cảnh báo liên quan đến chất khí trong bình khí hiệu chuẩn.
  • Độ không đảm bảo đo: Tuân thủ nghiêm ngặt theo quy định của ISO 17025

Giải thích về độ không đảm bảo đo:

  • Độ không đảm bảo đo là một thông số thể hiện mức độ tin cậy của kết quả đo. Nói cách khác nó cho biết kết quả của phép đo có thể sai lệch bao nhiêu so với giá trị thực.

Tại sao độ không đảm bảo đo lại quan trọng

  • Đánh giá chất lượng đo: Giúp hiểu rõ mức độ chính xác của phép đo
  • So sánh kết quả: So sánh kết quả đo của các thiết bị khác nhau hoặc các phòng thí nghiệm khác nhau
  • Đảm bảo chất lượng sản phẩm: Trong sản xuất khí hiệu chuẩn, độ không đảm bảo đo giúp đảm bảo chất lượng sản phẩm
  • Tuân thủ quy định: Nhiều quy định, tiêu chuẩn yêu cầu báo cáo độ không đảm bảo đo.

Các yếu tố ảnh hưởng đến độ không đảm bảo đo

  • Thiết bị đo: Độ chính xác của thiết bị đo
  • Phương pháp đo: Cách thức thực hiện phép đo
  • Điều kiện môi trường: Nhiệt độ, độ ẩm, áp xuất
  • Kỹ năng người đo: Kinh nghiệm và sự cẩn thận của người thực hiện phép đo

Xem thêm:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *